Giải cảm từ nước gừng nóng

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc từ củ gừng, lá gừng để chữa bệnh. Gừng là một món ăn bài thuốc quen thuộc của nhiều người. Dùng gừng tươi trị cảm cúm là bài thuốc truyền thống của rất nhiều nước trên thế giới.
Gừng giải cảm tốt
Củ gừng có tên gọi là sinh khương. Tùy cách bào chế theo mục đích sử dụng, gừng khô còn có tên gọi là can khương, gừng nướng có tên ổi khương… Trong phòng và chữa cúm, người ta thường dùng gừng tươi làm thuốc. Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hóa nên thường dùng trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa. Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2%-3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola.
Một số bài thuốc chữa cảm cúm
– Cháo giải cảm. Gừng tươi 5-10 g, gọt vỏ, thái chỉ; lá tía tô, hành hoa thái nhỏ, lòng trắng trứng gà 2-3 quả. Gạo vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín đổ vào bát có chứa các thảo dược nói trên, khuấy đều, ăn nóng. Món ăn bài thuốc này có tác dụng khu phong hàn, giải cảm, thích hợp dùng cho người cảm mạo phong hàn không ra được mồ hôi, sốt cao, đau nhức mình mẩy, chảy nước mũi, sợ gió, sợ rét…
– Canh gừng giải cảm. Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ 10–20 g, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng khuấy đều, đun sôi bắc ra ăn nóng. Canh gừng vốn là một món ăn bài thuốc kinh nghiệm trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Ăn canh gừng nóng có tác dụng đào thải mồ hôi và chất cặn bã trong cơ thể, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm.
– Chè gừng giải cảm. Gừng tươi thái chỉ, thêm nước đun sôi 5-10 phút, thêm chút đường uống nóng, chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm ho, giải cảm… thích hợp dùng cho người cảm cúm không ra được mồ hôi.
– Bia gừng tươi. Theo kinh nghiệm của người Nam Phi, dùng 2 muỗng mật ong, nước chanh và gừng tươi cho vào cốc bia, tiếp tục cho thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào rồi uống từ từ. Món ăn bài thuốc này có tác dụng làm giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu, ngạt mũi, đau họng… ở người cảm cúm.
– Ngâm chân giải cảm. Với người cảm cúm chân tay giá lạnh, ghê gió sợ rét, chân tay lạnh, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, có thể dùng một củ gừng tươi giã nhỏ, cho vào xô nước nóng cho người bệnh ngâm cả hai chân cho đến khi toàn thân nóng ấm dễ chịu là được. Có thể dùng một củ gừng tươi giã nhỏ, xào nóng, thêm chút rượu, gói vào khăn vải đánh gió cho người bệnh.
Theo – Báo mới
- Dược thảo: Dâu chế dục
- Cúc gai: Thần dược bảo vệ gan
- Công dụng chữa trị của cây kế sữa
- Bạch quả: Cây thuốc quý cho người già
- Dược tính trong bạch quả không có tác dụng trong bệnh tâm thần phân liệt
- Bạch quả giúp cải thiện trí nhớ
- Những dược tính bất ngờ từ cây bạch quả
- Đậu ván ngăn chặn bớt nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh thận
- Công dụng chữa trị của đậu ván hoa trắng
- Vị thuốc trường xuân từ vừng đen
- Mật ong trộn vừng đen chữa viêm đại tràng
- Ăn chè mè đen giúp xanh tóc mịn da
- Vừng đen: Vị thuốc bồi bổ sức khỏe
- Cây cam đắng và tác dụng chữa bệnh
- Chữa béo phì – Giảm cân bằng tảo bẹ
- Chữa bướu cổ bằng món ăn rong biển
- Phòng tránh một số bệnh từ tảo biển
- Rong biển: Thực phẩm tốt cho sức khỏe
- Tác dụng chữa bệnh của cây nụ
- Gừng: Vị thuốc không thể thiếu cho mọi nhà